Bieu hien sot xuat huyet o tre

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thậm chí tử vong. Sốt xuất huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau từ người già, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Đặc biệt ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch kém nên khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn người lớn. Vì vậy để kịp thời xử lý thì mẹ cũng phải nắm được những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ. Cụ thể đó là gì thì trong bài viết dưới đây chúng tôi woollyboo.com  sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ

– Dù ở trẻ con hay người lớn thì cũng do một nguyên nhân duy nhất chính là từ muỗi Aedes đốt và truyền virus. Loài muỗi này sẽ hút máu những người bệnh sốt xuất huyết sau đó ủ bệnh và truyền sang người khỏe bệnh.

– Người bị loại muỗi này đối sẽ ủ bệnh từ  4 -13 ngày sau đó sẽ xuất hiện các biểu hiện ban đầu. Thời gian này chưa có nhiều biến chứng nên cha mẹ cần nhanh chóng phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện ở trẻ khi mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chia thành các giai đoạn như thể nhẹ, xuất huyết có chảy máu, sốt xuất huyết dengue hay còn gọi là hội chứng sốc dengue. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau như sau:

1. Sốt xuất huyết thể nhẹ

Thể bệnh này được coi là nhẹ nhất và bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày tính từ thời điểm muỗi đốt. Ngoài triệu chứng sốt thì mẹ cũng cần phải nắm được những biểu hiện dưới đây:

Bieu hien khi tre bi sot xuat huyet

  • Sốt cao 40,5 độ C
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Đau phía sau mắt
  • Trẻ nôn mửa thường xuyên, không ăn được gì.
  • Phát ban khắp người. Các nốt ban có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày rồi mất 1-2 ngày, sau đó lại tiếp tục nổi tiếp vào các ngày sau.

2. Sốt xuất huyết có chảy máu

Đây được coi là thể bệnh nặng và đã có những tổn thương đến mạch máu và mạch bạch huyết. Khi này người bệnh và trẻ thường có các biểu hiện như: chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này nếu không điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất lớn.

3. Sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)

Trong các thể bệnh sốt xuất huyết thì đây được coi là nặng nhất và nó bao gồm cả những biểu hiện của thể nhẹ và có chảy máu. Khi này người bệnh sẽ có biểu hiện như bị chảy máu kèm huyết tương thoát khỏi mạch máu. Máu chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc, tụt huyết áp. Bệnh thường nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). 

Dạng bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em. Người lớn cũng có nhưng rất ít. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong vô cùng cao.  của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). 

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em tại nhà

Việc tự điều trị bệnh sốt xuất huyết ở nhà không được chúng tôi khuyến khích bởi đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tốt nhất khi phát hiện có dấu hiệu bệnh mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì cha mẹ cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây:

Cach dieu tri khi tre bi sot xuat huyet

  • Hạ sốt cho trẻ đúng cách: Thường xuyên kẹp nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ thì cần phải uống thuốc hạ sốt. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải lau người, chườm trán cho trẻ bằng nước ấm.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Việc này sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và kháng bệnh tốt hơn. Thời gian này mẹ nên chế biến các món ăn dễ nuốt như cháo và chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Sốt cao thường khiến trẻ mất nước, môi khô. Vì thế mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng các loại nước điện giải, nước hoa quả, nước lọc.

Lưu ý: Khi điều trị cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ, không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc khi chưa có chỉ định. Tuyệt đối không được cạo gió, tùy tiện truyền dịch, ăn các loại đồ ăn có màu đỏ đen sẽ dễ nhầm lẫn xuất huyết đường tiêu hóa.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết khi đã xảy ra sẽ gây tổn thương cho cơ thể của trẻ. Vì thế, cách tốt nhất chính là cha mẹ cần có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Cách phòng bệnh như thế nào thì chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây: 

Không cho muỗi có nơi để ẩn nấp sinh sản

  • Rửa sạch thau, chậu, chum vại, úp cho khô
  • Thu gom các phế liệu như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không sử dụng.
  • Đối với các vật chứa nước như bể, giếng, vại, lu thì nên thả cá để loại bỏ bọ gậy, loăng quăng.

 Không để muỗi đốt trẻ

  • Luôn mặc quần áo dài tay cho trẻ.
  • Khi ngủ cần bỏ màn, kể cả ban ngày. Vì ban ngày lượng muỗi cũng rất nhiều.
  • Sử dụng các nguyên liệu đuổi muỗi để xông phòng như tinh dầu tràm, tinh dầu sả, quế, bưởi….
  • Dùng loại xịt muỗi vi sinh, an toàn cho sức khỏe.
  • Có thể thoa kem xua muỗi, hoặc dầu tràm để bôi cho trẻ.
  • Dùng vợt điện, rèm che để ngăn muỗi.
  • Khi có dịch sốt xuất huyết cha mẹ cần phải tăng cường các biện pháp phòng dịch trong cộng đồng.

Kết luận

Sốt xuất huyết là bệnh lý lây truyền nguy hiểm có thể gây tử vong. Do vậy cha mẹ cần nắm được các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ với những cách mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên nhé!

Similar Posts