Anti Money Laundering la gi

Trên thực tế, những đối tượng rửa tiền có một quy trình vô cùng tinh vi từ Placement (đưa tiền “bẩn” vào hệ thống tài chính) cho đến Layering (Biến đổi và phân tán nguồn tiền “bẩn) và cuối cùng là Integration (tích hợp tiền “bẩn” thành tiền hợp pháp). Cho nên Anti Money Laundering ra đời nhằm chống lại các hành động này. Vậy thực chất Anti Money Laundering là gì, bài viết dưới đây của chúng tôi Woolly Boo sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết về khái niệm, vai trò, cách thức hoạt động của AML và lý do tại sao phải chống rửa tiền. Bạn hãy tham khảo nhé!

Anti Money Laundering (AML) là gì?

Anti Money Laundering hay còn được viết tắt là AML có nghĩa là chống rửa tiền. Luật chống rửa tiền đề cập đến các thủ tục và quy định nhằm ngăn chặn hành vi ngụy tạo khoản tiền thu bất hợp pháp thành khoản tiền hợp pháp. 

AML la gi

Mục tiêu của Anti Money Laundering chính là ngăn chặn tội phạm cung cấp các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính. Các cán bộ chấp hành Anti Money Laundering sẽ giám sát các ngân hàng và tổ chức tài chính để đảm bảo họ tuân thủ đúng quy định chống rửa tiền.

Vai trò của Anti Money Laundering 

Hiện nay, rửa tiền đang trở thành một trong những vấn nạn của nền kinh tế, khi mà nhiều người chỉ chạy theo đồng tiền mà thực hiện những hành vi trái pháp luật. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tính an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. Anti Money Laundering hình thành để thực hiện các vai trò quan trọng như sau:

  • Hình sự hóa

Vai trò đầu tiên của Anti Money Laundering đó chính là hình sự hóa các hành vi vi phạm pháp luật. Các quốc gia sẽ đưa ra các quy định, hướng dẫn để có thể truy tố trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động rửa tiền.

  • Quản lý hồ sơ và lọc phần mềm

Hiện nay, để kiểm soát tình trạng rửa tiền, các công ty hoặc tổ chức tài chính thường sẽ quản lý hồ sơ về các giao dịch của khách hàng và đánh dấu đối với những giao dịch bất thường. Dựa trên các mức độ nghi ngờ mà các giao dịch có thể bị từ chối và báo cáo với cơ quan chức năng. Chính nhờ vậy mà các tổ chức tài chính quản lý hồ sơ và lọc phần mềm được tốt hơn.

  • Biết rõ khách hàng

Để kiểm soát hành vi chống rửa tiền, các tổ chức tài chính sẽ tiến hành xác minh danh tính của khách hàng, giám sát các hoạt động, phát hiện những giao dịch bất thường và báo cáo cho cơ quan điều tra. Điều này cũng là cơ sở để các tổ chức tài chính hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và chăm sóc khách hàng được tốt hơn.

  • Thời gian nắm giữ

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng quy định về thời gian tiền gửi duy trì trong tài khoản, tối thiểu là 5 ngày. Việc nắm giữ tiền trong một khoảng thời gian như thế này giúp quản lý được rủi ro chuyển tiền qua ngân hàng để thực hiện hành vi rửa tiền. 

Cách thức hoạt động của AML 

– Anti Money Laundering đưa ra các quy định và điều luật với mục đích nhắm vào những đối tượng tội phạm rửa tiền và có hành vi che giấu hoạt động này. 

– Các tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ có nhiệm vụ thực thi các điều luật này và giám sát để kịp thời phát hiện các giao dịch bất thường, trái pháp luật. Tùy thuộc vào chính sách riêng về việc mở tài khoản của từng ngân hàng mà họ có thể điều tra để đảm bảo rằng khách hàng không tham gia vào rửa tiền.

– Bên cạnh việc nắm rõ và tuân thủ những điều luật về Anti Money Laundering thì các ngân hàng cũng phải đảm bảo rằng, khách hàng của họ biết về điều này và không tham gia vào rửa tiền.

Tại sao phải chống rửa tiền?

Như chúng ta đã biết, rửa tiền gây ra những tác động tiêu cực đến hiệu quả của nền kinh tế vĩ mô như làm giảm sự phân bố các nguồn lực, bất công bằng trong xã hội và làm xói mòn đi niềm tin của mọi người về hệ thống tài chính…

Vi sao phai chong rua tien

Trong trường hợp rửa tiền là hoạt động khủng bố và tài trợ khủng bố thì nó còn gây mất an toàn về an ninh quốc phòng của đất nước. Chính vì sự nguy hiểm của hành vi rửa tiền như vậy mà Anti Money Laundering ra đời và có vai trò vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự an toàn của nền kinh tế, tài chính cũng như chính trị của quốc gia.

Các biện pháp cơ bản để chống rửa tiền:

– Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch đặc biệt là giao dịch với khối lượng lớn, có nguồn gốc không rõ ràng nhằm phát hiện kịp thời các hành vi rửa tiền.

– Tăng cường sự phối hợp của nhiều cơ quan như Ngân hàng, Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ công thương… để kiểm tra và giám sát chặt chẽ và có biện pháp xử lý những hành vi rửa tiền. 

– Tăng cường kiểm tra các hệ thống casino, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, công ty để phát hiện sớm các công ty ma được thành lập chỉ với mục đích rửa tiền.

– Trong thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán cũng cần phải kiểm soát giao dịch để phát hiện, ngăn chặn những giao dịch bất thường và báo lại với cơ quan chức năng. 

– Hạn chế tình trạng đô la hóa với mục đích rửa tiền bằng ngoại tệ

– Áp dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin để phát hiện kịp thời hành vi rửa tiền.

– Có chế tài xử lý đúng, nghiêm minh những đối tượng tham gia vào rửa tiền

– Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng và tại các cơ quan nhà nước để có thể nhận biết và phát hiện đúng các hành vi rửa tiền.

Kết luận

Như vậy là trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Anti Money Laundering là gì, vai trò, cách thức hoạt động cũng như lý do phải chống rửa tiền rồi. Đây là một trong những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia, chính vì vậy, mỗi người hãy có ý thức phòng chống rửa tiền cũng như không tham gia vào các hoạt động phi pháp nhé.

Similar Posts